Theo kinh nghiệm dân gian, mọi người thường ngâm nếp làm bánh chưng với nước tro. Vì nước tro có tính kiềm nhẹ nên sẽ làm tăng độ kiềm của nếp. Khi nấu, nếp sẽ có màu trong hơn và có màu xanh ngọc bích rất đẹp mắt. Dù ngâm với tro nhưng bánh chưng vẫn giữ được hương vị và mùi thơm tự nhiên.
Sau khi ngâm nếp với nước tro bạn đem nếp trộn với nước lá riềng (lá riềng rửa sạch, cắt nhỏ rồi giã ra, sau đó chắt lấy nước). Cách này không chỉ giúp bánh chưng có màu xanh tự nhiên mà còn có mùi thơm rất hấp dẫn của lá riềng.
Ngoài nước tro thì nước chanh cũng tạo môi trường kiềm rất mạnh. Bạn chỉ cần vắt vài giọt nước cốt chanh vào nếp ngâm rồi đem đi gói. Như vậy bánh sẽ nhanh chín hơn và có một màu xanh tự nhiên rất hấp dẫn.
Ngoài nước chanh thì ngâm nếp với nước lá dứa cũng là cách rất hay để tạo màu xanh cho bánh chưng. Vì nước dứa có tính kiềm nhẹ hơn nước chanh nên bạn phải ngâm trong ít nhất 3 tiếng.
Cách lựa chọn lá dong và cách gói cũng ảnh hưởng rất nhiều đến màu sắc cũng như hương vị của bánh chưng. Bạn nên chọn lá dong không to quá cũng không nhỏ quá. Lá dong không non quá mà cũng đừng già quá. Nhìn lá bóng, xanh đậm, cuống nhỏ là được.
Nồi tole là loại nồi có khả năng tạo môi trường kiềm. Do vậy, bạn nên dùng nồi tole để nấu bánh chưng thay vì sử dụng các loại nồi khác. Vì môi trường kiềm sẽ giữ được màu xanh của lá dong, do đó giúp cho bánh chưng có một màu xanh thật tự nhiên.
Trên đây là một số bí quyết đơn giản để tạo màu xanh cho bánh chưng. Nếu áp dụng thành công thì đừng quên chia sẻ với mọi người nhé!