Vì sao cứ đến mỗi dịp Rằm tháng Tám, người ta nghĩ ngay đến chiếc bánh trung thu? Hãy cùng Hữu Bình tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc và ý nghĩa qua bài viết sau nhé!
Tết trung thu là dịp mà mọi người trong gia đình có cơ hội quây quần bên nhau, cùng nhau thưởng thức những chiếc bánh trung thu bên cạnh tách trà nóng thơm lừng, vì vậy mà dịp này còn được gọi là Tết Đoàn Viên. Ở Việt Nam, vào dịp này, người ta thường tặng nhau những hộp bánh trung thu như một lời chúc sức khỏe đến người thân và gia đình của mình.
Có 2 loại bánh trung thu truyền thống mà ta thường hay bắt gặp nhất là bánh nướng và bánh dẻo với đủ loại nhân khác nhau như nhân thập cẩm, nhân đậu xanh, …
Dù vậy nhưng không phải ai cũng biết và hiểu về nguồn gốc của bánh trung thu, Hữu Bình sẽ cung cấp thêm thông tin qua bài viết dưới đây nhé!
Tương truyền rằng, tại trung quốc vào cuối thời Nguyên để có thể truyền tin nhau trong những cuộc chiến tranh thì người dân đã nghĩ ra cách làm ra những chiếc bánh có dạng hình tròn và nhét thông tin thời gian chuẩn bị bắt đầu trận chiến chính là lúc rằm tháng 8, thời điểm trăng cao và sáng nhất.
Bánh trung thu có xuất xứ từ trung quốc
Kể từ đó, vào mỗi dịp rằm tháng 8, người dân trung quốc đã kỷ niệm ngày này bằng cách làm bánh trung thu.
Ở mỗi thời kỳ, bánh trung thu có tên gọi khác nhau như bánh đoàn viên, bánh hoàng tộc, bánh nhà Hồ,…Những chiếc bánh này đề có đặc điểm giống nhau là bánh có dạng hình mặt trăng tròn.
Ý nghĩa bánh Trung Thu
Chính nguồn gốc xuất xứ của chiếc bánh trung thu mà khi về Việt Nam, bánh trung thu mang trên mình nhiều ý nghĩa nhân văn. Hình tròn của bánh biểu trưng cho sự vẹn tròn, đủ đầy và sung túc. Thể hiện của sự đoàn viên, sum họp bên gia đình vào ngày rằm tháng 8 hằng năm.